Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0932.951.168
Hotline: 0932.951.168

Tại sao cần vệ sinh bề mặt thi công chông thấm?

Các vật liệu chống thấm đều cần phải được bám dính tốt nhất có thể lên bề mặt thi công. Bởi mặt tiếp giáp giữa chúng là điểm yếu, khiến nước thấm qua nếu bề mặt màng bị thủng hoặc rách vì một lý do nào đó. Thậm chí nước có thể ngấm qua một vị trí nào đó khác rồi đi theo mặt tiếp giáp và thấm xuống công trình. Thật tệ phải không nào?

CÁCH VỆ SINH BỀ MẶT CHỐNG THẤM ĐỂ THI CÔNG CHUẨN NHẤT

Cách vệ sinh bề mặt chống thấm bao gồm các khâu sau:

  • Bóc, phá dỡ toàn bộ lớp phủ (vữa, gạch ốp)
  • Cạo sạch đến 90% lớp vữa bê tông bám ngoài lớp cốt lõi
  • Dọn dẹp sạch sẽ các mảnh vụn và cát bằng CHỔI NHỰA. Lưu ý: không dùng chổi rơm, chổi tre, chổi chít các kiểu vì nó sẽ để lại vụn hữu cơ.
  • Sử dụng chổi thép vệ sinh sạch nếu bề mặt có bám rêu, tảo,…
  • Dùng nước phun, dội, rửa sạch bề mặt. Đồng thời quét bằng chổi nhựa sạch.
  • Nếu là mặt sàn, sử dụng cây cào nước bằng cao su để làm sạch và không để lại nước đọng.
  • Sử dụng giẻ để thấm nước đọng ở những vị trí lõm
  • Sửa dụng vữa  để sửa chữa những vị trí lõm trên tường, mặt sàn. Mặt sàn có thể dùng vữa rót không co để lấp đầy các hố lõm.

Bề mặt sẽ để khô hoặc ẩm ướt tùy vào loại vật liệu thi công. Nếu sử dụng vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng & polymer hoặc vữa rót không co thì bề mặt cần ẩm ướt. Trường hợp này khuyến khích để khô ráo rồi sử dụng nhũ tương để tạo lớp lót. Chúng sẽ thấm một phần xuống bề mặt thi công giúp tăng cường khả năng chống thấm, ẩm. Đồng thời tăng cường thêm độ kết dính cho màng.

Đối với trường hợp sử dụng Bitum hoặc màng PU thì nhất định phải để thật khô ráo. Bởi nước, ẩm sẽ làm tách lớp (do vật liệu không cùng gốc với bề mặt thi công, việc kết dính sẽ dễ bị phá bởi nước).

NHỮNG KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN LÀM SẠCH BỀ MẶT THI CÔNG CHỐNG THẤM

Ngay cả những công trình mới xây dựng, bề mặt sàn cũng bị các lớp vữa mỏng phủ lên, làm cho việc chống thấm mất thời gian hơn.

Các lớp vữa mỏng phủ lên do thợ xây làm vương vãi khá là khó vệ sinh. Đôi khi chúng bám khá chắc chắn và khó đục thành mảng. Việc làm sạch chúng thường không được 100%. Tuy nhiên, việc cạo được đến >90% cũng cho kết quả rất tốt. Nên nhớ, không để cát và bụi bẩn còn lại trên bề mặt cần thi công chống thấm.

SỰ LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ VỆ SINH CỦA BỀ MẶT VÀ ĐƠN GIÁ CHỐNG THẤM

Ai cũng biết, đơn giá thợ sơn và chống thấm khá cao so với thợ xây. Ngoài tính chất vất vả, độc hại, và làm theo mùa vụ. Thì thợ chống thấm còn phải trang bị nhiều kiến thức hơn. Và phải chịu nhiều rủi ro hơn do phải bảo hành khi làm trọn gói.

Do đó, đơn giá chống thấm sẽ cao hơn rất nhiều nếu khối lượng việc và thời gian làm lâu. Để giảm chi phí cho chống thấm, khâu vệ sinh, chuẩn bị mặt bằng nên được thực hiện trước. Khi khảo sát mặt bằng (điều tối quan trọng mà thợ chống thấm phải làm trước khi có đơn giá cuối cùng), thợ chống thấm sẽ quyết định mức giá mà họ có thể chấp nhận. Nếu mặt bằng hoàn hảo, đơn giá chống thấm sẽ rẻ hơn rất nhiều. Ngược lại, mức độ khó, và tốn công, độ nguy hiểm, độ rủi ro càng cao thì đơn sẽ sẽ càng cao.